Công ty TNHH hữu nghị Á Châu

CÁCH PHÂN BIỆT SÂM NGỌC LINH THẬT GIẢ

Tác giả: Sâm Ngọc Linh Á Châu Ngày đăng: 22/07/2021

Sâm Ngọc Linh - còn gọi là nhân sâm Việt Nam có tên khoa học là Panax vietnamensis, là loại sâm rất quý được tìm thấy ở các tỉnh miền Trung Trung Bộ.

Cũng vì quý hiếm và nhiều công dụng thực tiễn, nhu cầu tiêu thụ sâm Ngọc Linh tăng cao, và đương nhiên kéo theo sự khai thác quá đà của con người. Loại sâm này mất tới 5 năm để trưởng thành, điều kiện thổ nhưỡng đặc biệt, chỉ phát triển ở núi Ngọc Linh nên chẳng mấy chốc đã rơi tình cảnh có nguy cơ tuyệt chủng cực cao. Vậy là đã hiếm nay càng hiếm hơn, giá sâm Ngọc Linh cũng theo đó mà tăng phi mã, có khi hơn sâm Hàn Quốc tới cả chục lần.

Nhiều khách hàng sẵn sàng chi vài trăm triệu đồng mua sâm Ngọc Linh nhưng bị gian thương lợi dụng để trục lợi khiến tiền mất tật mang. Vì vậy, bạn cần lựa chọn được nơi bán uy tín và tự trang bị thêm cho mình kiến thức để nhận biết đâu là sâm Ngọc Linh thật.

Hiện nay, có 3 loại sâm ngọc linh làm giả đã được phát hiện, đó là:

  • Loại giả thứ nhất: Đây là loại giả cao cấp nhất, sử dụng một giống sâm có ở biên giới giữa Trung Quốc và Việt Nam, cùng chi nhân sâm. Qua xét nghiệm DNA, có thể đây là một loại sâm mới, chưa từng công bố ở Việt Nam. Loại sâm này có DNA giống với sâm Ngọc Linh tới 97%. Nếu mua phải loại này, người tiêu dùng vẫn khá may mắn vì cũng có lợi cho sức khỏe và không gây độc hại gì.
  • Loại sâm giả thứ 2: Được lấy từ củ Tam thất hoang. Mặc dù cùng thuộc chi nhân sâm nhưng tam thất hoang có giá trị kém hơn so với loại giả 1A ở trên. Tam thất hoang có ngoại hình tương đối giống với sâm Ngọc Linh.Củ tam thất hoang có hình dáng dài hơn sâm Ngọc Linh, trên thân có chứa nhiều mắt nằm về một phía.

Củ tam thất

  • Loại giả thứ 3: Được lấy từ củ ráy. Loại này thường mọc phổ biến ở vùng núi, nơi có khí hậu nóng ẩm. Cây ráy có hình dạng khá giống cây khoai môn, phần thân mỏng mềm, lá có dạng hình trái tim hơi dài, cao từ 30cm đến 1,5m. Rễ củ ráy dài, có nhiều đốt ngắn, có hình dạng tương đối giống nên cũng được sử dụng để làm giả sâm Ngọc Linh.

Một số thông tin sau đây có thể giúp chúng ta phân biệt được Sâm Ngọc Linh thật giả:

  • Qua mùi vị: Sâm thật nhai không xơ, vị đắng gắt nhưng sau 15ph sẽ thấy vị bùi, ngọt thanh; sâm giả bẻ ra và nhai thấy xơ, không có vị đắng mà là vị ngai ngái.
  • Qua vỏ sâm: Vỏ sâm thật mỏng, nhẵn, không xù xì, sau khi rửa sạch có màu vàng nâu hoặc xanh đá; vỏ sâm giả sờ thấy dày
  • Qua đốt sâm: Đốt sâm thật thường so le và cách nhau rõ ràng; sâm giả có đốt thẳng hàng và đè lên nhau.
  • Qua cành sâm: Sâm Ngọc Linh thật có cành nhỏ vươn cao, khi bẻ rất dai và khó đứt; sâm giả cành to, dễ bẻ gãy.
  • Qua xúc giác (cầm trên tay): Sâm thật cho cảm giác chắc, củ nặng; sâm giả xốp, nhìn to nhưng cân nhẹ.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều cơ sở chào bán sâm Ngọc Linh với lời giới thiệu rất hấp dẫn như: sâm tuổi thọ hàng chục năm, sâm chất lượng, sâm thật 100%,... gây nhiễu thông tin và hoang mang không hề ít đối với người tiêu dùng. Quý khách này hãy chọn nhưng địa chị tin cậy để đảm bảo có được những sản phẩm tốt và đảm bảo chất lượng.

Địa điểm tin cậy để mua sâm Ngọc Linh tươi và các sản phẩm chiết xuất từ sâm Ngọc Linh: 

Sâm Ngọc Linh Á Châu.

Showroom: 11 Trần Kim Xuyến, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội. 

Hotline: 024 2240 8887 - 093 455 6055

Gmail: huunghiachau@gmail.com

Bạn đang xem: CÁCH PHÂN BIỆT SÂM NGỌC LINH THẬT GIẢ
Bài trước Bài sau
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

090 776 8999
popup

Số lượng:

Tổng tiền: